Du Lịch Hành Hương

Thứ Bảy, 22 tháng 9, 2012

Công Tác Xã Hội


Công Tác Xã Hội là gì? Là một hoạt động có tính chất nhân đạo giúp đỡ về tinh thần và về vật chất cho người nghèo khổ, neo đơn, trẻ em cơ nhỡ lang thang, bụi đời của một cá nhân hoặc một tập thể nào đó. Hiện nay CTXH là một xu thế mới nhằm giúp cho xã hội ngày một tốt đẹp hơn, ai ai cũng được cơm no, áo ấm được hưởng các chế độ phúc lợi xã hội và sống tốt hơn.

Sống không giận không hờn không oán trách
Sống mỉm cười với thử thách chông gai
Sống vươn lên cho kịp ánh ban mai
Sống chan hòa với những người chung sống...
Sống là động nhưng lòng luôn bất động
Sống là thương nhưng lòng chẳng vấn vương
Sống hiên ngang danh lợi xem thường
Tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến

TẠI SAO PHẢI LÀM CÔNG TÁC XÃ HỘI?
Là một hoạt động có tính chất nhân đạo giúp đỡ về tinh thần và về vật chất cho người nghèo khổ, neo đơn, trẻ em cơ nhỡ lang thang, bụi đời của một cá nhân hoặc một tập thể nào đó. Hiện nay CTXH là một xu thế mới nhằm giúp cho xã hội ngày một tốt đẹp hơn, phát triển hơn, ai ai cũng được cơm no, áo ấm được hưởng các chế độ phúc lợi xã hội và sống tốt hơn.

Trong cuộc đời mỗi người, ai cũng có những chuyện không vui, những lỗi lầm vô tình hoặc cố ý, thời gian trôi qua những lỗi lầm đó vẫn không sao quên được, để đi đến thành công nhiều người đã phải trả những giá rất đắt, đổ mồ hôi xương máu, đôi khi phải dẫm đạp lên những người khác để bước lên bậc thang danh vọng, tiền tài., đâu phải ai cũng sinh ra trong một gia đình khá giả, quyền quý và có nhiều mối quan hệ?
Khi đạt được đến sự thành công, lúc đó mới có thời gian suy ngẫm và cảm thấy vẫn còn thiếu một cái gì đó, nhìn lại chặng đường đã đi qua mà không khỏi chạnh lòng
Nhiều lúc tôi tự hỏi, sự thành công của mình, sự giàu sang danh vọng của mình chỉ giúp được bản thân mình mà thôi, những điều đạt được như bằng cấp, tiền tài, danh vọng, biết đâu một ngày nào đó, khi ngủ dậy mọi thứ đều tan biến như bọt nước?
Nhưng nếu sự thành công của bản thân mình lại giúp ích được cho người khác, thì đó có phải là sự hoàn hảo, tại sao mình không làm như vậy? những gì không đúng trong quá khứ sao mình không khắc phục ngay trong hiện tại?
Thật sự trong tâm thức của mỗi người ai đó cũng lương thiện và muốn giúp đỡ người khác, ngày xưa mình nghèo, phải bon chen kiếm sống, có thời gian đâu mà nghĩ đến chuyện giúp người. Còn bây giờ mình đã là người thành đạt, vậy tại sao mình lại không làm điều gì đó để giúp đỡ mọi người xung quanh, những người già neo đơn, những em bé bất hạnh lang thang, cỡ nhỡ, những người không được ăn no, mặc ấm. Tuy chỉ là sự giúp đỡ nhỏ nhoi nhưng vẫn mang lại điều gì đó cần thiết cho những người gặp khó khăn, nếu có nhiều người cùng làm như mình thì chắc chắn sẽ là một sự thay đổi lớn của xã hội.

Vậy có thể nói làm Công Tác Xã Hội là một hoạt động thiết thực nhằm giúp đỡ người khác để mang lại niềm vui và hạnh phúc cho những người xung quanh nói chung và bản thân mình nói riêng. Sự thanh thản, bình yên mà các bạn có được không thể mua được bằng tiền mà bằng tấm lòng nhân ái. Đối với các công ty, khi tham gia làm công tác xã hội, bản thân của cán bộ công nhân viên sẽ cảm nhận được hình ảnh của Công Ty mà mình đang làm rất tốt, mà bản thân họ cũng là những người được thực hiện điều tốt đó qua những chuyến đi làm Công Tác Xã Hội sẽ khiến cho bản thản mỗi người có cách nhìn va suy nghĩ khác về xã hội và những người xung quanh mình,  khiến họ càng tin tưởng hơn vào Công Ty và hăng hái hơn gắn bó với Công Ty nhiều hơn trong công việc, đó là một hoạt động chính đáng và thiết thực tạo cho Công Ty có một môi trường lành mạnh, đoàn kết và cùng hướng tới một mục đích chung, chỉ cần Quý Vị bỏ ra một chút thời gian và kinh phí, Quý Vị đã làm được một điều có thể nói là “trên cả sự tuyệt vời 
Hàng năm rất nhiều công ty bỏ ra một số tiền khổng lồ để quảng cáo trên tuyền hình, tài trợ các chương trình Gamme show, ca nhạc hoặc tài trợ cho các quỹ vì người nghèo, quỹ học bổng..Quý Vị có chắc số tiền mình bỏ ra có đến được trực tiếp những người mà mình muốn giúp đỡ hay không? Có bị hao hụt hay không? Riêng chi phí để làm những việc hậu trường cũng đã chiếm 1/3 kinh phí
Vậy khi làm Công Tác Xã Hội với Dong Hanh Viet Travel có gì đặc biệt hơn? Có nhiều thứ mà Công Ty chúng tôi đã làm và đang làm, hành trình của Quý Khách được thực hiện bởi Cô Minh Hương – một người nổi tiếng trong làng du lịch và là một trong những cánh chim đầu đàn trong lĩnh vực làm Công Tác Xã Hội – làm từ thiện tại thành phố Hồ Chí Minh, đã có rất nhiều công ty mời cô về làm chương trình công tác xã hội và đã rất thành công bởi vì mối quan hệ và tâm huyết làm công tác xã hội của Cô Minh Hương luôn được giữ vững. Ngoài ra bên cạnh cô Minh Hương còn có sự hỗ trợ hết mình và hết lòng của cán bộ - công nhân viên viên Dong Hanh Viet Travel, sự ủng hộ của các bạn sinh viên và chúng tôi có cùng một mục đích: “giúp đỡ những người khó khăn, nghèo khổ bằng cái tâm, bằng công sức của chính bản thân mình” Chương trình Công Tác Xã Hội của chúng tôi đã gây nhiều tiếng vang và mang lại lợi ích thiết thực cho nhiều công ty, và đã giúp đỡ được nhiều người. Chỉ cần Quý vị bỏ chút thời gian, giảm bớt 1, 2 chương trình tài trợ là có thể cùng Dong Hanh Viet Travel, làm Công Tác Xã Hội.
  • Chúng tôi cam kết:          
                  -     Quý Khách sẽ là người trực tiếp trao quà cho những người cần giúp đỡ
                  -     Chương trình cụ thể rõ ràng, đã thông qua chính quyền địa phương nơi làm CTXH
-     Các phần quà được chuẩn bị tương ứng với số tiền mà Quý Vị đã bỏ ra
-     Chương trình CTXH được đưa lên các phương tiện thông tin đại chúng

Bất cứ lúc nào Quý Khách  muốn tham gia làm Công Tác Xã Hội xin vui lòng liên hệ với chúng tôi:
Phone: 08.38981146 -   Hotline: 0919 80 77 33
 Bất kỳ lúc nào chúng tôi sẽ tư vấn  nhanh nhất cho quý vị. 
Chương trình Công Tác Xã Hội do Dong Hanh Viet Travel tổ chức và được sự thực hiện của:
-     Cô Minh Hương – một trong những cây đại thụ đi đầu về việc làm Công Tác Xã Hội ở TP.HCM
-     Anh Tiến Đạt – chủ nhiệm CLB Hướng Dẫn Viên Đồng Hành Việt người điều hành và thực hiện công việc.
 Ngoài ra còn có sự hỗ trợ của: Nhà Thờ, nhà chùa, Câu Lạc Bộ Hướng Dẫn Viên Đồng Hành Việt
Chương trình được sự hỗ trợ của:
-   Đài truyền hình VTV3 thường trú tại TP.Hồ Chí Minh
-   Báo Tuổi Trẻ
-   Tạp chí du lịch
-   Báo pháp luật
-   Thành đoàn thành phố Hồ Chí Minh
-   Báo Công An
-   Báo Thanh Niên
 VÌ MỘT NGÀY MAI TƯƠI SÁNG HƠN

Miếu Bà Chúa Xứ


Miếu Bà Chúa Xứ - Châu Đốc
Là một trong những điểm hành hương nổi tiếng của Miền Nam
 Miếu Bà Chúa Xứ là một công trình kiến trúc đẹp và tôn nghiêm, tọa lạc dưới chân núi Sam, thuộc phường Núi Sam, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang. Đây là một di tích nổi tiếng ở khắp vùng Đồng bằng sông Cửu Long, hàng năm thu hút gần 2 triệu lượt người đến cúng bái, tham quan. Khách hành hương, du lịch đến từ khắp nơi trên cả nước, tạo nên một mùa lễ hội sôi nổi, đông đảo kéo dài suốt nhiều tháng.

Theo số liệu của Sở Văn hoá - Thể thao - Du lịch An Giang, nếu năm 1990 có khoảng 1 triệu du khách đến miếu Bà thì năm 2007 đã có trên 2,5 triệu lượt người đến. Sồ tiền khách thập phương hỷ cúng tại miếu mỗi năm lên đến hàng chục tỷ đồng. Nhiều dự án giao thông, trường học, trạm cấp nước phục vụ cho dân làng Vĩnh Tế đã được xây dựng từ nguồn tiền này.


Thánh miếu bà Chúa Xứ (Châu Đốc - An Giang)

Năm 2001, lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam được chính thức công nhận là lễ hội quốc gia. Năm 2008, lễ hội được tổ chức với tên gọi Tuần lễ quốc gia Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam. Lễ hội chính thức khai mạc vào tối ngày 25-05 tại Trung tâm thương mại núi Sam. Lễ khai mạc đã thu hút khoảng 10.000 lượt khách trong nước và quốc tế đến tham dự. Dịp này, Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam đã tiến hành nghi thức trao giấy xác nhận và cúp lưu niệm kỷ lục Việt Nam đối với “Ngôi miếu lớn nhất Việt Nam” và “Tượng bà bằng đá sa thạch xưa và lớn nhất Việt Nam” cho đại diện Ban quản trị lăng miếu núi Sam.

Lịch sử

Miếu Bà có từ khi nào cho đến nay vẫn còn là một điều bí ẩn, nhưng nhìn chung, các nhà nghiên cứu đều cho rằng miếu thành hình sau năm 1824. Tương truyền, lúc đầu, miếu Bà được xây dựng đơn sơ bằng tre lá, nằm trên vùng đất trũng, lưng quay về vách núi, chánh điện nhìn ra cánh đồng bát ngát. Năm 1870, miếu được xây lại bằng đá miểng và lợp ngói. Đến năm 1972, miếu được xây dựng mới, đồ sộ và lộng lẫy theo lối kiến trúc cổ kính phương Đông. Công trình là một quần thể hoành tráng trên mặt bằng rộng với dãy Đông lang, Tây lang, chánh điện, nhà khách…theo đồ án của kiến trúc sư Huỳnh Kim Mãng, nhưng xây dựng dở dang. Mãi đến năm 1995, Ban Quản trị lăng miếu núi Sam mới tiếp tục xây dựng phần còn lại.


Cảnh quan nhìn từ trên xuống
nơi tọa lạc của Miếu Bà cũ



Tương truyền, dưới triều Minh Mạng, khi Thoại Ngọc Hầu giữ trọng trách trấn giữ biên giới Tây Nam, giặc ngoại xâm thường sang quấy nhiễu. Mỗi lần ông xuất quân, bà chánh thất phu nhân Châu Thị Tế thường đến khấn vái, mong Bà phù hộ Thoại Ngọc Hầu đánh thắng giặc, bảo vệ cuộc sống yên lành cho dân. Về sau, để tạ ơn những điều ứng nghiệm, phu nhân Thoại Ngọc Hầu đã cho xây cất lại ngôi miếu to và khang trang hơn. Lễ khánh thành được tổ chức trong 3 ngày 24, 25, 26 tháng 4 âm lịch. Từ đó về sau thành lệ, dân chúng lấy những ngày trên làm lễ Vía Bà. Nếu chi tiết này có thật, thì đây cũng là một thông tin cho biết rằng miếu Bà Chúa Xứ được xây dựng từ thời Minh Mạng.



Kiến trúc 
Ngôi miếu có bố cục kiểu chữ  国 - Quốc, hình khối tháp dạng hoa sen nở, mái tam cấp ba tầng lầu, lợp ngói đại ống màu xanh, góc mái vút cao như mũi thuyền đang lướt sóng. Các hoa văn ở cổ lầu chánh điện thể hiện đậm nét nghệ thuật. Phía trên cao, các tượng thần khỏe mạnh, đẹp đẽ giăng tay đỡ những đầu kèo. Các khung bao, cánh cửa đều được chạm trổ, khắc, lộng tinh xảo và nhiều liễn đối, hoành phi lộng lẫy. Đặc biệt, bức tường phía sau tượng Bà, bốn cây cột cổ lầu trước chánh điện gần như được giữ nguyên như cũ.

Chánh điện gồm hai lớp. Lớp trong cùng là nơi thờ Bà Chúa Xứ với tượng Bà bằng đá đặt trên bệ cao, sát hai bên là hai con hạc trắng biểu tượng cốt cách tiên thánh của Bà. Bên phải tượng Bà là một linga cũng bằng đá đặt trên một hương án thờ, gọi là bàn thờ Cậu. Bên trái tượng Bà là hương án thờ một tượng gỗ chạm hình yoni, gọi là bàn thờ Cô. Lớp thứ hai là bàn thờ Hội đồng, sát liền hai tượng chim phượng. Hai bên trái, phải của bàn thờ Hội đồng là bàn thờ Tiền hiền khai khẩn (ở bên trái) và bàn thờ Hậu hiền khai cơ (ở bên phải).



Ngay lối vào chánh điện có đôi câu đối thể hiện quyền lực linh thiêng của Bà trong việc ban phúc, bảo vệ nhân dân. Nội dung như sau: 
Cầu tất ứng, thí tất linh, mộng trung chỉ thị

Xiêm khả kinh, Thanh khả mộ, ý ngoại nan lượng

Dịch nghĩa:

Cầu nhất định được, ban nhất định linh, báo cho biết trong mộng
Người Xiêm phải sợ, người Thanh phải nể, không thể tưởng tượng nổi
Non linh đất phước trổ hoa thần,
Riêng chiếm vườn hồng một cảnh xuân.
Tuyết đượm nhành tiên in sắc trắng,
Sương pha bóng nguyệt ánh màu ngân...

1- Lễ vía Bà Đen/Linh Sơn Thánh Mẫu cử hành vào ngày 5.5 âm lịch. Song Hội xuân ở núi Điện Bà thu hút đông đảo khách hành hương lại là 3 tháng đầu năm, mặc dù lễ hội chính là Rằm đến 18 tháng Giêng. Đi chùa quanh năm không bằng rằm tháng giêng...


Năm 1901, theo lời mời của các bạn thơ ở Tây Ninh, bà Sương Nguyệt Anh (con gái cụ Đồ Chiểu và là chủ bút tờ báo phụ nữ đầu tiên ở xứ ta là Nữ giới chung) cùng họ hành hương lên núi Điện Bà, nhân đó thưởng hoa bạch mai nở trắng rừng. Thừa hứng, bà đề vịnh bạch mai trên chùa núi và rồi, viết tiếp hai bài thơ thất ngôn chữ Hán để tặng càc thi hữu, tựa là Linh sơn nhất thụ mai. Ông Tô Ngọc Đường giữ thủ bút này mãi về sau như một kỷ niệm quí báu, đến những năm 1970 đưa cho ông Huỳnh Minh chụp ảnh công bố trong sách Tây Ninh xưa và nay...

Câu chuyện văn chương còn dài xin gác lại. Ở đây, chúng ta thấy núi Điện Bà đến những năm đầu thế kỷ XX đã trở thành một địa điểm hành hương - du lịch, thu hút khách xa tận miệt Sài Gòn. Tây Ninh nói chung, núi Điện Bà nói riêng, bấy giờ là vùng “hậu bối” nguyên sơ của xứ đô hội phù hoa Sài Gòn - Gia Định, nơi đang diễn ra cuộc tranh thương gay cấn và sự va đập của phong hoá mới - cũ, với sự lấn lướt của lối sống tân thời. Tuồng như bấy giờ Tây Ninh là một tụ điểm của tầng lớp trung lưu hoài cổ. Võ Sâm biên soạn tuyển tập văn học cổ Thi phú văn từ và tập hợp quanh ông những danh sĩ địa phương để ngâm thơ xướng hoạ. Kế đó Quốc Biểu Nguyễn Cư Hiến thành lập Văn đàn Quốc Biểu (1923) hội họp nhau bàn luận văn chương và sáng tác hàng tuần vào mỗi chủ nhật ở Gò Chẹt... Tất thảy việc ngâm thơ xướng hoạ, lên núi thưởng hoa, vịnh thơ... nghe như đượm cái dư vị của tao đàn Chiêu Anh Các, của Bạch Mai/ Sơn Hội thi xã của một thời quá vãng. Lại cả Thiền sư Từ Phong từ Chợ Lớn cũng lên Tây Ninh lập chùa Từ Lâm ở Gò Kén và những thành viên của một tôn giáo mới với xu hướng trở về với nguồn cội Nho - Phật - Lão (qui nguyên tam giáo) đậm tính chất tiên đạo là đạo Cao Đài cũng chọn Tây Ninh làm nơi khai đạo và đặt trụ sở toà thánh... Một cái nhìn toàn cảnh như vậy là nhằm chỉ ra những tiền đề lịch sử - văn hoá của tín ngưỡng thờ Bà Đen/ Linh Sơn Thánh Mẫu và xác lập thời điểm của mức độ phát triển vượt khỏi không gian văn hoá địa phương sở tại của địa điểm thiêng này là đầu thế kỷ XX, để đến năm Bảo Đại thứ 10 (1935), vị thần linh dân dã Bà Đen/ Linh Sơn Thánh Mẫu đã có đủ uy linh và “thế lực” được sắc phong làm “Đức Bảo Trung hưng linh phù chi thần”.


2. Núi Bà Đinh/ Bà Đen là ngọn núi duy nhất trong mục “sơn xuyên” của trấn Phiên An trong sách Gia Định thành thông chí (GĐTTC). Theo ghi chép này thì núi Bà Đinh: 1) trên núi có chùa Vân Sơn; 2) ở đó có “Thôn lạc của người Thượng (hiểu là các dân tộc ít người) và người Kinh sống nhờ vào khai thác lâm sản; 3) tương truyền: có khi “thấy cả chuông vàng trong hồ”, “những đêm trời tạnh thuyền rồng bơi lặn trong hồ” (1).

Các chi tiết của đoạn ghi chép này có mấy điều đáng lưu ý khi truy nguyên về tập tục thờ Bà Đen ở núi này.

a. Một là tên núi được ghi âm là Bà Đinh. Tên gọi này cũng thấy ghi chép tương tự trong Đại Nam liệt truyện tiền biên (biên soạn 1852), mục nói về Nguyễn Cư Trinh, năm 1755, đưa 5.000 dân Côn Man (Chăm) về đóng ở dưới chân Bà Đinh sơn (2). Điều này đã chỉ ra tên gọi Bà Đen của núi này (và về sau, là tên của vị nữ thần chính được thờ tự ở đây) đến thế kỷ XIX là chưa định danh. Nói cách khác, Bà Đinh/ Bà Đen là địa danh phiên âm chứ không phải địa danh có nghĩa, tức do nơi này đã là nơi thờ tự một nữ thần là Bà Đen nên được gọi tên là núi Bà Đen như cách hiểu về sau này. Do đó, việc truy cứu nguyên uỷ của vị nữ thần này buộc phải tìm tòi ở một hướng khác: các tư liệu lịch sử - văn hoá của các tộc người cộng cư với người Kinh ở khu vực này, tức cộng đồng mà tác giả GĐTTC gọi là cộng đồng man/ thượng/ mọi (tuỳ theo từng dịch giả) - mà cụ thể là người Khmer và người Chăm (tức những người Côn Man định cư ở đây từ 1755).

Trong kho tàng truyện dân gian Khmer, có nhiều câu chuyện dựng theo môtip “trai gái thi nhau đắp núi”: phe nào đắp cao hơn (trong một đêm) thì giành phần thắng, buộc phe kia phải đi cưới. Dị bản nói về sự ra đời của núi Bà Đen kể rằng: bên phụ nữ đắp núi Bà Đen và bên nam giới đắp núi Cậu. Bên phụ nữ, do Mê Đêng/ Mê Đênh cầm đầu, đã cố công đắp ngọn núi. Còn bên nam giới ỷ lại, cứ lo vui chơi nên thua cuộc. Sáng ra, núi Câêu thấp hơn núi Bà và bên nam giới đã xui một con voi đến phá núi nhưng chưa kịp phá thì Mê Đeng làm phép, voi hoá thành đá. Chàng trai nọ lại xúi bầy heo rừng xộc đến ủi núi Bà cho sụp. Bầy heo bị nên nữ làm phép hoá thành một ngọn núi nhỏ - gọi là núi Heo và bên nam giới lại sai bầy gà đến bới núi Bà: cũng bị hoà thành một ngọn đồi. Cuối cùng chàng trai đích thân phá núi: hốt đất rải tứ tung. Do vậy, núi Bà Đen đến nay vẫn còn 3 ngọn núi, đồi nằm bên cạnh, được gọi là núi Tượng, núi Heo, núi Gà và những đồi thấp bên chân núi Bà Đen.

Theo sự tích này, Mê Đêng có thể được lấy tên chỉ định cho núi và có thể được tôn thờ và lưu truyền qua thời gian. Trường hợp có phần tương tự như ao Bà Om ở Trà Vinh. Cụ thể là Phnom Mê Đêng về sau âm là Bà Đinh/ Bà Đen và vị nữ thần được tôn thờ trên hang đá cũng được gọi là Bà Đen (3).

b. Tập tục thờ Bà Đen cũng có thể bắt nguồn từ tín ngưỡng Khmer, mà phổ biến, vị nữ thần này được định danh là Dây Khmau/ Dì Đen (như tượng đồng đen thờ ở Sala chùa Sần-ke (xã Trường Khánh, Long Phú, Hậu Giang) hay phổ biến hơn là Arặc Khmau (Arặc Đen) của tín ngưỡng Arặc - nữ thần bảo hộ thị tộc, mang tính chất saman giáo/ đồng bóng. Thoạt tiên, vị nữ thần này được coi như bà tổ của một dòng họ và về sau được đồng nhất với các nữ thần Bà la môn giáo, một số được định danh bằng tên gọi các màu sắc: đen (khmau), đỏ (càhom), xanh (khiêu)... Hiển nhiên, tập tục thờ một nữ thần khmau/ đen là phổ biến trong tín ngưỡng Khmer, nhưng khả năng từ Arặc khmau/ Dây khmau có thể dịch nghĩa trở thành Bà Đen là đặc biệt hiếm, vì hầu như các trường hợp “Việt hoá” phổ biến là phiên âm. Hiểu là không dịch nghĩa. Chẳng hạn xứ Tưk khmau (nước đen) được gọi là Cà Mau hay xứ Mê So (Nàng Trắng) được gọi là Mỹ Tho, Sva Ton (khỉ níu) được gọi là Xoài Tón (Tri Tôn) v.v. Nói cách khác, chúng tôi vẫn thiên về ý kiến trình bày ở mục 1 trên đây hơn là trường hợp sau này. Tất nhiên, ở đây cũng cần lưu ý rằng việc gọi vị nữ thần ở núi Điện bà là Bà Đen, về mặt ngữ nghĩa, đã cho thấy sự xác định đây là một nữ thần gốc sắc tộc có màu da sậm/ đen.


c. Tác động của tín ngưỡng Chăm vào Bà Đen là một khả năng có thể có từ sự giao lưu văn hoá do quá trình cộng cư của cộng đồng Chăm/ Côn man từ giữa thế kỷ XVIII (kéo dài về sau). Ở vùng núi này, chúng ta có địa danh Hang Chàm (và ở gần chợ Tây Ninh có địa danh Cống Chàm): song rõ ràng đây là cách gọi của người Việt, tức không chỉ rõ hướng ảnh hưởng từ Chàm đến Việt. Biểu hiện rõ giao lưu văn hoá Chàm - Việt là việc gọi tên núi Bà Đen là núi Bà và ngọn núi phía Dầu Tiếng là núi Cậu. Bà-Cậu gốc từ tập tục tín ngưỡng Pô Inư Nagar (Mẹ Xứ Sở/ Chúa Xứ). Theo thần tích của nữ thần Mẹ Xứ Sở này, tức Thiên y Ana, thì bà có hai người con với Thái tử Bắc Hải: cậu Trài, cậu Quí - được thở phụng phổ biến ở Nam Bộ với danh hiệu Nhị vị công tử. Do đó, việc gọi núi Bà Đen là núi Bà trong tâm thức văn hoá tín ngưỡng Chăm/ Côn Man ở đây hẳn có sự đồng nhất vị thần trên núi Điện Bà với Mẹ Xứ Sở/ Pô Inư Nagar. Điều này cho thấy khả năng đồng nhất Bà Đen với nữ thần Muk Juk (hiểu là Mụ Đen) và mặt khác, chứng tích của tục thờ Cậu ở núi Điện Bà là ngôi miếu Cậu hiện tồn.

3. Đối với người Việt, Bà Đen có hai thần tích: 1.Nàng Đênh và 2.Lý Thị Thiên Hương. Cả hai đều có mỹ hiệu là Linh Sơn Thánh Mẫu.

a. Cứ như GĐTTC (đầu thế kỷ XIX) đã ghi thì trên núi có chùa Vân Sơn và ở Đại Nam nhất thống chí (cuối thế kỷ XIX) thì gọi là chùa Linh Sơn. Về tự dạng hán tự, chữ Vân và chữ Linh có tự dạng giống nhau nên “Linh” có thể chép nhầm là Vân. Ngược với giả định chép lầm, chúng ta thấy thoạt đầu trên núi có một ngôi chùa với tên gọi là Vân Sơn có tính hiện thực: núi cao có mây phủ và mang màu sắc thoát tục của tiên đạo hơn là Phật giáo. Điều đó cũng hợp hơn những truyền thuyết về chuông vàng, rùa vàng và thuyền rồng bơi lượn múa hát - du dương mà tác giả GĐTTC đã chép. Rồi về sau mới đổi tên là Linh Sơn do là sự cải đổi theo quan niệm chính thống của Phật giáo mặc dù vẫn còn tồn tại tên gọi là Điện Bà Sơn (Đại Nam nhất thống chí). Linh Sơn (núi linh) chỉ ngọn núi có hình con ó (núi Kênh kênh) gần thành Vương Xá (Rajagriha); tên gọi theo âm Phạn là Kỳ Xà Quật (Garudhakuta) - dịch nghĩa theo truyền thống Phật giáo Bắc truyền là Thứu Sơn, Linh Thứu Sơn, Kê Túc Sơn. Theo truyền thống Ấn Độ, Linh Sơn là ngọn núi thiêng, nơi các thiên thần thường hiện về. Khi Đức Phật tại thế, Phật đã thuyết pháp ở đây và về sau, núi Kênh Kênh trở thành một trong những thánh địa Phật giáo nổi tiếng. Theo đó, các xứ khác, như Trung Hoa, Việt Nam thường đặt tên các sơn tự là Linh Sơn tự, Thứu Sơn/ Thứu Lĩnh tự...

Trung Tâm Bảo trợ Xã hội tỉnh An Giang


Nơi nuôi dưỡng các cụ già neo đơn, tâm thần

I. Giám đốc:  Phan Văn Tuấn
II. Các Phó Giám đốc: 1.  Nguyễn Anh Dũng
                                    2.  Hồ Trường Ngọc Sang


III. Chức năng, nhiệm  vụ:
1. Vị trí, chức năng:
- Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh An Giang trực thuộc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh An Giang có chức năng tiếp nhận, nuôi dưỡng các đối tượng:

+ Người già cô đơn không nơi nương tựa, không tự lo được cuộc sống;
+ Người già có gia đình quá nghèo khó không có khả năng nuôi dưỡng;
+ Người già có gia đình nhưng tự nguyện vào trung tâm để được chăm sóc, nuôi dưỡng(hoạt động dịch vụ dưỡng lão tự nguyện);
+Trẻ em mồ côi không người nuôi dưỡng, trẻ em bị bỏ rơi;
+ Đối tượng lang thang ăn xin. 
Tổ chức dạy nghề cho các đối tượng còn sức lao động phù hợp với khả năng, năng lực của từng đối tượng, tạo điều kiện cho họ hòa nhập, tham gia bình đẳng vào các hoạt động của xã hội; xây dựng môi trường xã hội ngày càng tốt hơn, góp phần giữ gìn an ninh trật tự, giảm dần các tệ nạn xã hội.
- Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh An Giang là đơn vị sự nghiệp công lập, thực hiện quyền tự chủ về tổ chức, bộ máy, biên chế, tài chính theo Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 25/4/2010 của Chính Phủ, có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng. 

2.  Nhiệm vụ:
2.1. Trung tâm thực hiện nhiệm vụ tiếp nhận, quản lý, chăm lo đời sống tinh thần và vật chất cho các đối tượng xã hội.
- Tổ chức hoạt động phục hồi chức năng, dịch vụ y tế, trang bị dụng cụ y tế, thuốc điều trị và phục hồi chức năng phù hợp.
- Tổ chức học văn hóa, học nghề, bảo đảm cho trẻ em đang nuôi dưỡng được học văn hóa trong các trường phổ thông công lập, dân lập, các Trung tâm giáo dục thường xuyên hoặc tại cơ sở bảo trợ xã hội; việc học nghề thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội .
- Tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí, trang bị tủ sách, phòng đọc; cung cấp sách, báo, tạp chí, tivi để đáp ứng nhu cầu về giải trí và thông tin cho các đối tượng; hàng tuần tổ chức hoạt động sinh hoạt văn nghệ, thể thao, vui chơi giải trí phù hợp với sức khỏe cho từng đối tượng.
- Nuôi dưỡng, bảo đảm chất lượng các bữa ăn hàng ngày cho các đối tượng được nuôi dưỡng. Ngoài chế độ trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng theo quy định tại Nghị định số 67/2007/NĐ-CP và Nghị định số 13/2010/NĐ-CP, Trung tâm Bảo trợ xã hội huy động sự giúp đỡ của các tổ chức, cá nhân, cộng đồng và tổ chức lao động tăng gia sản xuất để cải thiện đời sống cho đối tượng.
2.2. Cung cấp dịch vụ về công tác xã hội theo quy định tại khoản 5 Điều 4 Nghị định số 68/2008/NĐ-CP bao gồm: 
- Tư vấn, tham vấn để giải quyết mâu thuẫn trong quan hệ cá nhân, các nhóm đối tượng, trợ giúp tiếp cận các dịch vụ xã hội; tổ chức các cuộc tiếp xúc, trao đổi để tìm ra khó khăn và cách thức giải quyết khó khăn xây dựng mối quan hệ hài hòa, đoàn kết, gắn bó giúp đỡ lẫn nhau; trợ giúp về ăn, ở, khám, chữa bệnh và học tập; trợ giúp học nghề, tìm việc làm, nâng cao thu nhập và vui chơi giải trí, sinh hoạt văn hóa tinh thần;
- Nâng cao năng lực cho cán bộ công tác xã hội ở cộng đồng, thành viên các gia đình để họ tự giải quyết các vấn đề phát sinh, vượt qua hoàn cảnh khó khăn;
- Tổ chức các hoạt động trợ giúp cộng đồng, nâng cao năng lực phát hiện vấn đề, xây dựng kế hoạch huy động nguồn lực thông qua các chương trình, dự án; tổ chức thực hiện kế hoạch có sự tham gia của người dân, người cao tuổi, người tàn tật và trẻ em, thúc đẩy cộng đồng phát triển.
- Trung tâm định kỳ hàng tuần, hằng tháng có các buổi sinh hoạt giao lưu nhiều chủ đề  với các đối tượng.
- Trong thời gian ở tại Trung tâm, các đối tượng được liên lạc với người thân, với người bảo trợ khi cần thiết.

2.3. Thực hiện hoạt động dịch vụ có thu :
- Tổ chức tiếp nhận nuôi dưỡng đối tượng người già tham gia “dưỡng lão tự nguyện” đáp ứng nguyện vọng của những người già có nhu cầu vào sống tại trung tâm hoặc gia đình không có điều kiện nuôi dưỡng có nhu cầu gửi gấm thân nhân là người cao tuổi.
- Tạo môi trường sinh hoạt phù hợp, động viên chia sẻ, chăm sóc bảo vệ, phục hồi chức năng, khám chữa bệnh...cho người già sống tự nguyện tại trung tâm.
- Tổ chức tuyên truyền cho mọi người dân hiểu về mô hình nhiệm vụ “ dưỡng lão tự nguyện” là hoạt động từ thiện, nhân ái, thể hiện sự quan tâm của nhà nước đối với người cao tuổi.
Từng bước đầu tư, nâng cấp trang thiết bị, cải tiến chất lượng dịch vụ hướng đến mục tiêu đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu chăm sóc người cao tuổi của gia đình, xã hội, cải thiện điều kiện làm việc và đời sống cán bộ, công nhân viên chức tại Trung tâm.  


IV. Tổ chức bộ máy các phòng, đội nghiệp vụ (có 5 Phòngchuyên môn và Đội nghiệp vụ)

:


1. Phòng Tổ chức-Hành chánh-Kế toán, có nhiệm vụ: 
- Thực hiện trình tự, thủ tục tiếp nhận, phân loại đối tượng để có biện pháp hỗ trợ theo quy định.
- Đề xuất, xây dựng chương trình kế hoạch công tác, theo dõi các hoạt động của cơ quan, tổng hợp báo cáo theo quy định của Sở Lao động-Thương binh và Xã hội.
- Tổ chức tốt công tác thông tin nội bộ cơ quan. Tiếp nhận công văn, xử lý tài liệu phân loại trình Giám đốc Trung tâm hoặc người uỷ quyền xử lý. Thực hiện tốt công tác lưu trữ, quản lý hồ sơ đối tượng và phát hành các loại công văn theo đúng quy định của pháp luật.
- Tham mưu cho Giám đốc Trung tâm về công tác tổ chức cán bộ, điều động, tiếp nhận, tuyển dụng đề bạt, đào tào bồi dưỡng kiến thức nâng cao trình độ chuyên môn và thực hiện chính sách đối với cán bộ viên chức và người lao động ở Trung tâm.
- Phối hợp xây dựng kế hoạch và phát động, hướng dẫn các phong trào thi đua, theo dõi và tham mưu sơ, tổng kết, đề xuất khen thưởng theo qui định.
- Quản lý, sử dụng và thanh quyết toán các nguồn kinh phí, thực hiện các chế độ về tài chính theo đúng quy định của nhà nước, thực hiện các chế độ về tiền lương, bảo hiểm xã hội. Tham mưu xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch kinh phí, dự toán các nguồn kinh phí hàng năm của trung tâm. 
- Kiểm tra, giám sát việc sử dụng các nguồn kinh phí đúng mục đích, tiết kiệm và hiệu quả. Tham gia thẩm định mua sắm, sửa chữa tài sản, phương tiện và phối hợp kiểm kê hàng năm đối với tài sản, phương tiện của cơ quan.
- Chủ trì phối hợp xây dựng và tham mưu tổ chức thực hiện qui chế chi tiêu nội bộ của Trung tâm. 
- Thực hiện nhiệm vụ khác theo sự phân công của Giám đốc Trung tâm.

2. Phòng Y tế-Chăm sóc sức khỏe, có nhiệm vụ: 
- Phối hợp với ngành y tế khám sức khoẻ cho đối tượng mới vào Trung tâm để xác định tình trạng sức khoẻ, bệnh tật và lập hồ sơ ban đầu, tổ chức chữa trị theo phác đồ của ngành y tế; phục hồi sức khỏe cho từng loại đối tượng đúng theo quy định của Pháp luật; giúp đối tượng phát triển lành mạnh về thể chất, tinh thần có đủ điều kiện tái hoà nhập cộng đồng.
- Tổ chức chăm sóc sức khoẻ các đối tượng , hướng dẫn phòng bệnh và điều trị. Nếu vượt quá khả năng điều trị thì chuyển lên tuyến trên và phân công người theo dõi chăm sóc.
- Phối hợp với các cơ quan chức năng, thực hiện tuyên truyền về tác hại của ma tuý, mại dâm, phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS và các bệnh xã hội khác.
- Giữ gìn bảo quản tốt thuốc điều trị, dụng cụ và trang thiết bị y tế, xuất nhập thuốc đúng theo quy định.
- Đảm bảo công tác an toàn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh phòng ở đối tượng, nhà ăn, nguồn nước sinh hoạt.

3. Phòng Tư vấn Giáo dục-Dạy nghề, có nhiệm vụ: 
- Tham mưu cho Giám đốc Trung tâm trong việc phân loại đối tượng mới đưa vào để giải quyết đúng theo quy định.
- Tổ chức công tác tuyên truyền vận động, truyền thông về các quy định của pháp luật về phòng chống tệ nạn xã hội.
- Mở các lớp dạy nghề gắn với lao động sản xuất, phù hợp với từng lứa tuổi, giới tính theo nguyện vọng của các đối tượng.
 Tổ chức cho đối tượng hoà nhập về cộng đồng khi có đủ điều kiện.

4. Phòng Nuôi dưỡng, có nhiệm vụ: 
- Theo dõi đầu vào, đầu ra của đối tượng nuôi dưỡng tập trung. Tham mưu Lãnh đạo Trung tâm tổ chức thực hiện công tác chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng; bảo đảm thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách cho đối tượng.
-  Phối hợp với các phòng chuyên môn của Trung tâm tổ chức thực hiện các dự án chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. 
- Phối hợp với phòng Y tế đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, nhà ăn, nguồn nước sinh hoạt.
- Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Lãnh đạo Trung tâm giao.

5. Đội Bảo vệ, có nhiệm vụ:
- Bảo vệ, quản lý chặt chẽ đối tượng ở trung tâm, nhất là những đối tượng tập trung bắt buộc. 
- Phối hợp chặt chẽ với Uỷ ban nhân dân, Công an và các lực lượng chức năng ở địa phương để đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ và quản lý tốt tài sản Trung tâm. 
- Tổ chức tiếp nhận đối tượng, lập lịch trực bảo vệ theo ca; quản lý chặt chẽ các đối tượng ra vào trung tâm; quản lý giờ giấc lao động, học tập, ăn nghỉ; xây dựng, tổ chức các phương án, kế hoạch bảo vệ cơ quan.
- Sử dụng và bảo quản công cụ hỗ trợ để bảo vệ trung tâm theo đúng quy định của pháp luật.
- Phối hợp kiểm tra, đôn đốc cán bộ viên chức, nhân viên thực hiện nội qui, qui chế của Trung tâm.
2/2/2012
Dzoãn Tiến Đạt

TOUR HÀNH HƯƠNG VÍA BÀ CHÂU ĐỐC


Mã tour: ĐHV – HHCĐ - Thời gian: 2 Ngày – 1 Đêm

Phương tiện vận chuyển: Xe du lịch đời mới 45 chỗ

Giá Tour: 760.000đ/khách
Viếng chùa Chùa Vĩnh Tràng,viếng Chùa Khơ Me Munir Ansay,viếng chùa Nam Nhã,viếng Miếu Bà Chúa Xứ ,tham quan chùa Tây An, lăng Thoại Ngọc Hầu, làm Công Tác Xã Hội tại Trung Tâm Công Tác Xã Hội Tỉnh An Giang
Bao gồm: “Hướng Dẫn Viên Thổ Địa”, xe du lịch 45 chỗ, dùng tiểu thực tại Chùa và Thọ trai, cúng dường các chùa, khách sạn tiêu chuẩn du lịch, khăn, nón, nước, bảo hiểm,y tế.
Bao gồm: “Hướng Dẫn Viên Thổ Địa” xe du lịch 45 chỗ, dùng tiểu thực tại Chùa và Thọ trai, cúng dường các chùa, khách sạn tiêu chuẩn du lịch, khăn, nón, nước, bảo hiểm,y tế.


Thời gian: 2 ngày 1 đêm - Phương tiện: đi về bằng xe

Ngày 1: SÀI GÒN – CHÂU ĐỐC 
05h30: Quý Phật Tử tập trung tại điểm hẹn, khởi hành đi Miếu Bà Chúa Xứ Châu Đốc. Dùng điểm tâm tại Trung Lương. Vào thị xã Mỹ Tho viếng chùa Chùa Vĩnh Tràng, ngôi chùa cổ được xếp hạng Di Tích Lịch Sử Quốc Gia – Chùa mang dáng vẻ kiến trúc theo lối Châu Á lẫn Châu Âu. Tiếp tục hành trình. Đến Cần Thơ viếng Chùa Khơ Me Munir Ansay đây là một trong trong những trái tim của đồng bào Khơ me.
11h30: Quý Phật Tử dùng cơm trưa tại Cần Thơ, Tiếp tục hành trình đi An Giang, đến Long Xuyên, trên đường đi đoàn viếng chùa Nam Nhã  một ngôi cổ tự nổi tiếng linh thiêng ở Cần Thơ, tiếp tục hành trình. Chiều đến Long Xuyên, Quý Phật Tử nhận phòng, nghỉ ngơi.
17h30: Đoàn dùng cơm chiều, nghỉ ngơi.Tối tự do. Nghỉ đêm tại Long Xuyên, An Giang.

Ngày 2: CHÂU ĐỐC – SÀI GÒN  
06h00:Dùng điểm tâm. Trả phòng khởi hành đi Châu Đốc viếng Miếu Bà Chúa Xứ (có tổ chức sắp xếp hướng dẫn nghi thức cúng lễ). Tham quan chùa Tây An, lăng Thoại Ngọc Hầu, sau đó Quý Phật Tử  chọn một trong hai chương trình sau:
Chương trình 1: Đi chợ Biên Giới Xuân Tô mua mỹ phẩm và các loại vải, quần áo may sẵn.
Chương trình 2: Đi đò chèo tham quan làng Chăm, làng nuôi cá bè, đi chợ Châu Đốc mua sắm đặc sản ( mắm Chèn, mắm Thái, khô bò Châu Đốc, đường Thốt Nốt )
11h30:Dùng cơm trưa. ghé làm Công Tác Xã Hội tại Trung Tâm Công Tác Xã Hội Tỉnh An Giang, thăm và tặng quà cho người già Khởi hành về Sài Gòn,  đến điểm đón ban đầu. Chia tay và hẹn gặp lại Quý Phật Tử  trong những chuyến hành hương sau.   

 Giá Trọn gói: 960.000đ/ Khách 
(Áp dụng cho đoàn 10 Khách)
DỊCH VỤ BAO GỒM
Phương tiện: Xe tham quan theo yêu cầu của khách.  
Lưu trú: Khách sạn 1 sao, phòng 2,3,4 Khách
Ăn uống: Theo chương trình và theo yêu cầu của khách
Các dịch vụ khác: Y tế, khăn, nón, bảo hiểm, Hướng dẫn viên
Tham quan: Vé tham quan theo chương trình.

GIÁ VÉ CHO TRẺ EM
Trẻ em từ 11 tuổi trở lên: tính bằng giá người lớn
Trẻ em từ 06 đến 10 tuổi: tính ½ giá bao gồm: 1 suất ăn +  1chỗ ngồi trên xe + vé tham quan, nhưng ngủ chung với gia đình.
02 người lớn chỉ được kèm 1 trẻ em, trẻ em đi kèm từ thứ 2 trở lên phải mua vé. 

KHÔNG BAO GỒM
Các chi phí cá nhân khác ngoài chương trình. 

LƯU Ý: Khi đi nhớ mang chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ tùy thân khác có giá trị về mặt pháp lý để đăng ký tạm trú tại các khách sạn.

Tour Hành Hương Cần Thơ - Châu Đốc



Mã tour: ĐHV – HHCT - CĐ - Thời gian: 2 Ngày – 1 Đêm

Phương tiện vận chuyển: Xe du lịch đời mới 29 chỗ

Khởi hành: 04h30 Ngày 11/08/2012
Kết thúc  : 18h00 Ngày 12/08/2012
Giá Tour: 860.000đ/khách
Hành trình sẽ đưa quý khách đến Tiền Giang viếng chùa Chùa Vĩnh Tràng sau đó đển Cần Thơ viếng Chùa Khơ Me Munir Ansay,viếng chùa Nam Nhã. Đến Châu Đốc viếng Miếu Bà Chúa Xứ ,tham quan chùa Tây An, lăng Thoại Ngọc Hầu, làm Công Tác Xã Hội tại Trung Tâm Công Tác Xã Hội Tỉnh An Giang
Bao gồm: “Hướng Dẫn Viên Thổ Địa”, xe du lịch 29 chỗ, dùng tiểu thực tại Chùa và Thọ trai, cúng dường các chùa, khách sạn tiêu chuẩn du lịch, khăn, nón, nước, bảo hiểm,y tế.

Điều ân hận lớn nhất của người con hiếu hạnh là lúc nhỏ chưa đền đáp công ơn sinh thành, dưỡng dục của Cha Mẹ. lớn lên có gia đình có con cái mới biết Cha Mẹ nuôi ta khổ sở thế nào.Lúc ấy muốn đền đáp thì than ôi! Cha Mẹ đã thật sự vĩnh biệt khỏi dương trần.
Cảm thông với nỗi lòng này,  DONG HANH VIET TRAVEL thường xuyên tổ chức các chương trình đi chùa lễ Phật và cúng dưỡng an cư cầu phước với mong ước đem những công đức này để hồi hướng về Cha Mẹ, những người đã quá vãn được siêu sanh về cõi Phật và những người còn tại thế được an vui mạnh khỏe.

THẬP TỰ VÃN CẢNH
CẦN THƠ – CHÂU ĐỐC
Thời gian: 2 ngày 1 đêm - Phương tiện: đi về bằng xe

Ngày 1: SÀI GÒN – CHÂU ĐỐC
05h30:    khởi hành đi Miếu Bà Chúa Xứ Châu Đốc. Dùng điểm tâm tại Trung Lương. Vào thị xã Mỹ Tho viếng Chùa Vĩnh Tràng, ngôi chùa cổ được xếp hạng Di Tích Lịch Sử Quốc Gia – Chùa mang dáng vẻ kiến trúc theo lối Châu Á lẫn Châu Âu. Tiếp tục hành trình đến An Giang. Đến Cần Thơ viếng Chùa Khơ Me Munir Ansay đây là một trong trong những trái tim của đồng bào Khơ me.
11h30:   Quý Phật Tử dùng cơm trưa tại Cần Thơ, Tiếp tục hành trình đi An Giang, đến Long Xuyên, trên đường đi đoàn viếng chùa Nam Nhã một ngôi cổ tự nổi tiếng linh thiêng ở Cần Thơ, tiếp tục hành trình. Chiều đến Long Xuyên, Quý Phật Tử nhận phòng, nghỉ ngơi.
17h30:   Đoàn dùng cơm chiều, nghỉ ngơi.Tối tự do. Nghỉ đêm tại Long Xuyên, An Giang.

Ngày 2: CHÂU ĐỐC – SÀI GÒN
06h00:   Dùng điểm tâm. Trả phòng khởi hành đi Châu Đốc viếng Miếu Bà Chúa Xứ (có tổ chức sắp xếp hướng dẫn nghi thức cúng lễ). Tham quan chùa Tây An, lăng Thoại Ngọc Hầu, sau đó Quý khách chọn một trong hai chương trình sau:
Chương trình 1: Đi chợ Biên Giới Xuân Tô mua mỹ phẩm và các loại vải, quần áo may sẵn.
Chương trình 2: Đi đò chèo tham quan làng Chăm, làng nuôi cá bè, đi chợ Châu Đốc mua sắm đặc sản ( mắm Chèn, mắm Thái, khô bò Châu Đốc, đườngThốt Nốt )
11h30:    Dùng cơm trưa. ghé làm Công Tác Xã Hội tại Trung Tâm Công Tác Xã Hội Tỉnh An Giang, thăm và tặng quà cho người già Khởi hành về Sài Gòn,  đến điểm đón ban đầu. Chia tay và hẹn gặp lại quý khách.   

Giá Trọn gói: 760.000đ/ Khách 
(Áp dụng cho đoàn từ 15 khách trở lên)

DỊCH VỤ BAO GỒM
Phương tiện: Xe tham quan theo yêu cầu của khách.  
Lưu trú: Nhà nghỉ, phòng tập thể  
Ăn uống: Theo chương trình và theo yêu cầu của khách
Các dịch vụ khác: Y tế, khăn, nón, bảo hiểm, Hướng dẫn viên
Tham quan: Vé tham quan theo chương trình.

GIÁ VÉ CHO TRẺ EM
Trẻ em từ 11 tuổi trở lên: tính bằng giá người lớn
Trẻ em từ 06 đến 10 tuổi: tính ½ giá bao gồm: 1 suất ăn +  1chỗ ngồi trên xe + vé tham quan, nhưng ngủ chung với gia đình.
02 người lớn chỉ được kèm 1 trẻ em, trẻ em đi kèm từ thứ 2 trở lên phải mua vé. 

KHÔNG BAO GỒM
Các chi phí cá nhân khác ngoài chương trình. 

LƯU Ý: Khi đi nhớ mang chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ tùy thân khác có giá trị về mặt pháp lý để đăng ký tạm trú tại các khách sạn.
DONG HANH VIET TRAVEL Thành tâm cầu nguyện mười phương tam bảo gia vị cho quý khách, thân tâm thường lạc - gia đình an khang - hạnh phúc.

Điểm đón khách và giờ đón khách:
- 04h30: Tại đường Lê Đức Thọ, ngay Công Viên Làng Hoa, Quận Gò Gấp
- 05h00: Tại Cây Xăng Văn Thành đường Điện Biên Phủ
- 05h30: Tại Cây Xăng ngay chân cầu Sài Gòn đường Điện Biên Phủ.